Những chủ thể tham gia thị trường bất động sản

Nội dung

Tại sao các chủ đầu tư cần phải biết về các chủ thể tham gia thị trường bất động sản?

Nếu chủ đầu tư biết về các chủ thể tham gia vào thị trường bất động sản xung quanh mình thì sẽ có những chiến lược truyền thông, chiến lược chăm sóc và chiến lược tìm ra đối tượng khách hàng, tạo một mạng lưới chủ thể tham gia trong việc phát triển một sản phẩm bất động sản.

Khi chủ đầu tư biết về các chủ thể tham gia vào thị trường bất động sản xung quanh mình thì sẽ có những chiến lược truyền thông, chăm sóc và chiến lược tìm ra insight, đối tượng khách hàng, từ đó tạo ra mạng lưới chủ thể tham gia trong việc phát triển và kinh doanh sản phẩm bất động sản.

những chủ thể tham gia thị trường bất động sản

1. Cơ quan nhà nước: bộ – ban – ngành

Trong quá trình xin chủ trương và chấp thuận dự án, chủ đầu tư sẽ phải làm việc với các cơ quan ban hành nhà nước để có sự đồng ý về quá trình phát triển dự án bất động sản. Một số cơ quan ban hành liên quan phải kể đến như Sở Kế hoạch và đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Công thương,… Do vậy, khi bắt đầu vào quá trình phát triển sản phẩm bất động sản, chủ đầu tư cần chuẩn bị chu trình về các bước thực hiện, danh sách bộ ban ngành liên quan và tiêu chuẩn của các bộ cơ quan ban ngành.

2. Các nhà thầu

Các chủ đầu tư F0 mới tham gia thị trường, chưa có kinh nghiệm phát triển dự án bất động sản thì việc lựa chọn đơn vị nhà thầu có uy tín, tính cam kết cao, tiềm lực tài chính mạnh rất quan trọng. Nó được ví như việc tính toán, cân đối bài toán tài chính cho dự án sao cho hữu ích và hiệu suất nhất. Khi lựa chọn, chủ đầu tư sẽ có 2 đơn vị nhà đầu là nhà thầu về thi công và nhà thầu thiết kế. Hiện nay, có một số nhà thầu với chi phí cao nhưng đảm bảo được về mặt tiến độ xây dựng như Coteccons, Hòa Bình, Delta, …

Về các nhà thầu về thiết kế ý tưởng, tiện ích, cung ứng về vật liệu xây dựng, vật liệu bàn giao, chủ đầu tư cần có list danh sách những đơn vị uy tín và tiềm lực cao. Khi hợp tác và cộng hưởng với đơn vị nhà thầu này sẽ giúp chủ đầu tư tăng thêm độ uy tín, thương hiệu và góp phần gia tăng sự thành công của sản phẩm bất động sản.

những chủ thể tham gia thị trường bất động sản

3. Tài chính – ngân hàng

Trong ngân hàng, khi dự án bất động sản được chấp thuận và phê duyệt, chủ đầu tư có thể được vay vốn khoảng 80%. Bên cạnh đó, không phải chủ đầu tư nào cũng có thể vay được mức 80%. Hiện nay, có rất nhiều các hình thức huy động vốn như vay vốn từ ngân hàng, quỹ đầu tư,…. Tuy nhiên, đa số các chủ đầu tư tại Việt Nam mới chỉ đang tìm kiếm nguồn vốn từ phía các ngân hàng mà chưa tìm kiếm các phương án huy động vốn từ những nguồn khác như quỹ đầu tư, nhà đầu tư thứ cấp, đơn vị phát triển dự án. Do đó, hãy chú ý đến các chủ thể này để tìm kiếm các cơ hội kết nối, hợp tác, xúc tiến đầu tư giúp tạo ra hệ sinh thái tài chính cho doanh nghiệp. Từ đó giúp chủ đầu tư huy động vốn và nguồn lực để phát triển thành công một sản phẩm bất động sản.

4. Đơn vị cung ứng dịch vụ

Chủ thể đơn vị cung ứng dịch vụ bao gồm 2 loại là đơn vị cung ứng dịch vụ tư vấn và đơn vị cung ứng dịch vụ triển khai.

Về các đơn vị cung ứng dịch vụ tư vấn có một số loại điển hình như tư vấn marketing, tư vấn định vị thương hiệu, tư vấn truyền thông, tư vấn tài chính, quản lý và vận hành,… Tuy nhiên, hiện nay, ở Việt Nam hiện nay các dịch vụ này chưa có nhiều, nhưng trong thời gian sắp tới dịch vụ này sẽ rất cần thiết đối với chủ đầu tư. Với các chủ đầu tư lớn và phát triển nhiều sản phẩm thì nên tập trung vào những việc liên quan đến việc sử dụng dịch vụ trước, sau đó sẽ học hỏi và tạo ra những nguồn lực chuyên nghiệp hơn. Quá trình này sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm và đỡ hơn một số loại chi phí. Tuy nhiên, với những chủ đầu tư nhỏ, phát triển 1-2 dự án thì ngược lại, họ nên hợp tác và thuê các đơn vị outsourch bên ngoài. Ngoài ra, nếu chủ đầu tư kết hợp với những đơn vị đã có kinh nghiệm, chuyên môn sẽ giúp rút ngắn và tiết kiệm hơn về công tác quản lý cũng như phát triển dự án hiệu quả hơn.

những chủ thể tham gia thị trường bất động sản
Đơn vị cung ứng dịch vụ tham gia vào thị trường BĐS

Về các đơn vị cung ứng dịch vụ triển khai, có một số loại điển hình như triển khai về marketing, triển khai về đội ngũ bán hàng, triển khai truyền thông,… Những việc về tư vấn dịch vụ triển khai như vậy sẽ tương tự với chủ thể các chủ đầu tư có nhiều sản phẩm dự án hay chủ đầu tư có ít sản phẩm dự án đều nên có. Ví dụ về 2 lợi thế khi chủ đầu tư có đơn vị đại lý phân phối triển khai việc bán hàng như sau:

  • Đại lý phân phối là đơn vị thứ 3 chứ không phải là chủ đầu tư. Khi đơn vị đại lý phân phối có nhiều kinh nghiệm, đối tượng khách hàng đã sẵn có tại khu vực dự án của chủ đầu tư đang phát triển thì đồng nghĩa với việc đại lý phân phối sẽ là đơn vị thứ 3 nói tốt về chủ đầu tư.
  • Đơn vị đại lý phân phối có nguồn lực về nhân sự mà chủ đầu tư không tốn chi phí để thuê. Bên cạnh đó, chủ đầu tư nên có một vài các đơn vị đại lý ruột để tối ưu hóa về mặt nhân sự trong quá trình triển khai dự án, chăm sóc khách hàng hoặc sau bán hàng. Hay ví dụ như triển khai marketing, chủ đầu tư không nên phát triển phòng marketing lớn ngoại trừ những chủ đầu tư lớn như Vingroup, Sunshine Group,… Ngược lại, với những chủ đầu tư nhỏ nên hợp tác và kết hợp với các đơn vị outsource để triển khai. Tuy nhiên giá trị cốt lõi của dự án như định vị sản phẩm, chiến lược thì chủ đầu tư có thể đảm nhận và triển khai, còn lại nên hợp tác với các đơn vị agency có nhiều kinh nghiệm sẽ giúp tiết kiệm được chi phí và hiệu quả hơn.

5. Vận hành và khai thác sản phẩm sau bán hàng

Khi dự án bất động sản đi vào sử dụng thì sẽ cần đến các đơn vị quản lý vận hành khu đô thị, khu chung cư như các đơn vị nước ngoài: Savills, CBRE,… Thông thường, chủ đầu tư nên kết hợp và bàn giao cho một đơn vị quản lý vận hành chuyên nghiệp sẽ giúp hạn chế những phàn nàn của cư dân sau khi dự án đưa vào sử dụng. Điều này sẽ giúp chủ đầu tư củng cố thêm về uy tín và thương hiệu trên thị trường khi cộng tác với những đơn vị vận hành và khai thác sản phẩm sau bán hàng. Thêm vào đó, ngoài là đơn vị quản lý vận hành, họ còn là đơn vị khai thác sau như khai thác trung tâm thương mại, các đơn vị liên quan đến khai thác trung tâm thương mại, khai thác mặt bằng thương mại,… Khi chủ đầu tư đi vào vận hành những khối thương mại cần có sẵn các đối tác biết sẵn công việc, văn hóa và deal của chủ đầu tư, do vậy cần có những đối tác và chủ thể đó trong danh sách chủ đầu tư cần chuẩn bị.

6. Nhà đầu tư thứ cấp

Nhà đầu tư thứ cấp là một yếu tố và chủ thể bất động sản quan trọng trong quá trình phát triển một dự án bất động sản. Đặc biệt trong quá trình tăng giá hay phủ sóng sản phẩm. Vậy những nhà đầu tư thứ cấp ở đây là gì? Đây là những công ty chuyên đầu tư về bất động sản, họ có thể đầu tư mua cả sàn hoặc mua 1 phần trong sản phẩm chủ đầu tư đang phát triển. Đây là chủ thể sẽ đồng hành cùng chủ đầu tư từ khi sản phẩm đang là một mảnh đất và chưa có gì. Họ cũng là nhà đầu tư trực tiếp và dễ dàng nhìn nhận ra những vấn đề của sản phẩm xem có thực sự hấp dẫn hay không. Thêm vào đó, họ cũng là những người thực sự có nghiên cứu, trải nghiệm và đầu tư bất động sản, vì vậy đây thực sự là chủ thể có tầm quan trọng với chủ đầu tư. 

Thông thường, tỷ lệ một sản phẩm bắt đầu ra thị trường, thời điểm đầu tiên bao giờ cũng là những nhà đầu tư, người có quen biết về dự án cũng như về chủ đầu tư. Do đó, đây sẽ là đơn vị đồng hành từ những thời gian đầu tiên của dự án, vì vậy, họ rất cần được quan tâm và support của chủ đầu tư trong suốt quá trình phát triển. Trong trường hợp chủ đầu tư có nhiều sản phẩm bất động sản rất cần có cơ chế cũng như việc chăm sóc các đơn vị nhà đầu tư thứ cấp.

những chủ thể tham gia thị trường bất động sản
Nhà đầu tư thứ cấp tham gia vào thị trường BĐS

7. End User

Chủ đầu tư cần nghiên cứu để ra 1 sản phẩm thực sự có giá trị trường tồn với thị trường, thực sự mang lại giá trị tích cực đối với thị trường, phù hợp với mong muốn của người sử dụng. Một dự án bất động sản có được sự hài lòng của khách hàng sẽ là 1 điều giúp cho chủ đầu tư tăng thêm uy tín theo thời gian và giúp cho các chủ đầu tư có được những sản phẩm được công nhận, có giá trị với cuộc đời, với xã hội. Khi chủ đầu tư làm 1 sản phẩm dự án bất động sản nhiều người mong muốn có được sản phẩm của chủ đầu tư thì đó là 1 thành tựu mà các chủ đầu tư đều mong muốn hướng đến. 

Trong thời đại 4.0 của kỷ nguyên số, nền kinh tế chia sẻ tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng cùng với sự phổ biến của smartphone tại một số đô thị những năm gần đây.  Do đó, chủ đầu tư có thể huy động được các nguồn lực, kiến thức, tài chính từ các chủ thể tham gia thị trường và xoay quanh mình như đối tác, nhà phát triển dự án, nhà đầu tư,… Qua đó thúc đẩy và góp phần vào việc giúp chủ đầu tư tạo lập được hệ sinh thái cho doanh nghiệp, mở rộng mạng lưới kinh doanh và cơ hội hợp tác đối tác để phát triển sản phẩm bất động sản một cách tuyệt vời và thành công.

Bình luận