Chủ đầu tư có nên kết hợp với Nhà phát triển dự án?

Nội dung

Vai trò của chủ đầu tư và nhà phát triển dự án khác nhau như thế nào? Làm thế nào để tận dụng được nhà phát triển dự án đang có? Chủ đầu tư có nên kết hợp với nhà phát triển dự án không? Hãy cùng Realcom – Cộng đồng phát triển Bất động sản bền vững tìm hiểu sự khác biệt giữa chủ đầu tư và nhà phát triển dự án, từ đó cùng trả lời các câu hỏi trên.

1. Khái niệm

Chủ đầu tư: Là đơn vị sở hữu vốn và hợp phát trong việc phát triển một sản phẩm dự án. Đứng vai trò là đơn vị phụ trách pháp lý, triển khai và chất lượng bàn giao của toàn bộ dự án đó.

Nhà phát triển dự án: Thay chủ đầu tư làm các nghĩa vụ tài chính, thực hiện các nghĩa vụ để triển khai một dự án. Có thể là triển khai từ bước thi công, xây dựng, nộp thuế cho nhà nước, nghĩa vụ tài chính, làm việc với ngân hàng. Tuy nhiên vẫn dựa trên cơ sở pháp lý, giấy tờ đứng tên chủ đầu tư. Triển khai dự án bán hàng sau đó quản lý vận hành. Tóm lại là tùy vào chủ đầu tư dự án và nhà phát triển dự án làm việc với nhau như thế nào? Hợp đồng làm việc với nhau ra sao?

Sự khác biệt giữa chủ đầu tư và nhà phát triển dự án

Có rất nhiều bài viết, bài báo đã viết và những khách hàng, người mua đã có những lăn tăn về hai khái niệm này. Thông thường, những người đứng ra làm phát triển dự án sẽ trực tiếp làm phân phối bán hàng. Chủ đầu tư chỉ đứng đằng sau, giữ một nhiệm vụ nhỏ, một phần nhỏ, còn chủ yếu người triển khai, người bán hàng, người đứng ra tạo uy tín hay tô vẽ cho những sản phẩm, dự án đó là nhà phát triển dự án. 

Dành cho các chủ đầu tư, Realcom sẽ đưa ra một vài ưu, nhược điểm của loại hình hợp tác này. Về bản chất, đây là chủ đầu tư tìm một đơn vị hợp tác lớn nhất, có tiền hoặc có kinh nghiệm về triển khai dự án, kinh nghiệm để phân phối các sản phẩm của dự án và trong thời gian đó, chủ đầu tư có thể tận dụng nguồn vốn tối đa, không phải bỏ ra quá nhiều chi phí.

2. Ưu điểm

Vì một lý do nào đó mà chủ đầu tư có quyền kinh doanh, phát triển một sản phẩm bất động sản nhưng không có kinh nghiệm và ngành nghề kinh doanh bất động sản không phải là lợi thế. Lúc này, chủ đầu tư cần những nhà phát triển dự án có kinh nghiệm xây dựng, triển khai, bán hàng để tham gia vào, để đẩy nhanh quá trình phát triển dự án.

  • Chủ đầu tư sẽ tăng thêm kinh nghiệm cho việc phát triển một dự án.
  • Không bị tốn quá nhiều thời gian và chi phí trong việc đầu tư vào bộ máy nhân sự, quản lý vận hành triển khai dự án đó.
  • Chủ đầu tư còn có được lợi thế trong việc huy động vốn, có sẵn vốn luôn. Chủ đầu tư chỉ phân chia lợi nhuận với đối tác thôi.
  • Việc chủ đầu tư kết hợp với một đơn vị phát triển dự án đã có thương hiệu trên thị trường sẽ là sự kết hợp khiến cho sản phẩm gia tăng giá trị, có được sự tin tưởng của khách hàng.

Ví dụ: Nhiều nhà phát triển dự án nước ngoài không xin được đất, không được kinh doanh, không được mua 100% thì sẽ kết hợp với những chủ đầu tư Việt Nam. Việc này góp phần giúp cho các sản phẩm dự án bất động sản có thể trở thành hiện thực, không phải là những khu đất “ma”, những dự án mãi không triển khai được. Sự kết hợp này là điều rất tốt cho thị trường.

Sự khác biệt giữa chủ đầu tư và nhà phát triển dự án

3. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, việc chủ đầu tư có nên kết hợp với nhà phát triển dự án được đặt ra bởi nó cũng tồn tại một số nhược điểm sau:

  • Khi chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm, đôi khi nhà phát triển dự án đã có kinh nghiệm sẽ lấn át trong việc làm các hợp đồng, đưa chủ đầu tư vào thế bị động. Chủ đầu tư có thể không hài lòng, không thoải mái và không được minh bạch hoặc như trong những hợp đồng, chủ đầu tư không được chủ động thì nhiều khi cũng bị ảnh hưởng trực tiếp.
  • Rủi ro có thể là chủ đầu tư bị lừa đảo. Nhiều dự án chủ đầu tư đứng tên còn đơn vị phát triển dự án bán hàng nên chủ đầu tư không được quản lý 100% những việc liên quan đến dòng vốn do thỏa thuận. Đến khi trả lại cho chủ đầu tư thì đơn vị phát triển dự án đã lấy hết tiền, bỏ lại một dự án trống không. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm làm lại mà tiền thì không còn được bao nhiêu. Vì vậy, đôi khi chủ đầu tư sẽ bị động, gặp khó khăn trong trường hợp gặp đơn vị phát triển dự án không tốt, không có tiềm lực và uy tín. Nó liên quan trực tiếp đến uy tín của chủ đầu tư bởi chủ đầu tư là người đứng tên pháp lý. Chủ đầu tư gặp một nhà phát triển dự án không có uy tín, không có tiềm lực tài chính thì xấu nhất là dẫn đến trường hợp bị kiện cáo liên quan đến lừa đảo. Ngoài ra còn dẫn đến việc thương hiệu của chủ đầu tư không được tốt.
  • Hoặc trong quá trình báo cáo, quá trình liên quan đến vốn, như chia vốn hay tính minh bạch về tài chính, trong giấy tờ có rất nhiều điều khoản nhưng chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm sẽ dễ xảy ra việc không hài lòng trong quá trình làm việc.

Vậy chủ đầu tư có nên kết hợp với đơn vị phát triển dự án không? Theo Cộng đồng phát triển Bất động sản bền vững Realcom, chủ đầu tư nên kết hợp với đơn vị phát triển dự án. 

Tuy nhiên, chủ đầu tư cần cân đối: Đơn vị phát triển dự án là ai? Thời điểm này có cần phải kết hợp với các đơn vị phát triển dự án không? Huy động vốn ở đâu? Tất cả là do chiến lược kinh doanh bất động sản của chủ đầu tư, các điều khoản tiên quyết trong hợp đồng, thỏa thuận với các đơn vị phát triển dự án. 

Tiếp theo, quá trình cần theo dõi, đảm bảo được thương hiệu và tất cả dòng vốn sao cho chủ đầu tư có thể kiểm soát được một phần, tránh để xảy ra những rủi ro không đáng có. Việc tích lũy thêm được uy tín về thương hiệu, tăng thêm được vốn và nguồn lực để triển khai dự án là điều nên làm. Trong thời điểm hiện tại, tất cả các đơn vị nước ngoài đang tìm kiếm những sản phẩm bất động sản, dự án tại Việt Nam để triển khai, đầu tư vì họ thấy đầu tư bất động sản đang rất tốt. Nhưng chủ đầu tư nên có những chiến lược hợp tác, chiến lược tìm các đơn vị phát triển dự án để cùng phát triển dự án sao cho phù hợp và đảm bảo quyền lợi đôi bên.

Xem thêm video để hiểu rõ hơn về Sự khác nhau giữa chủ đầu tư và nhà phát triển dự án:

 

Bình luận