BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP – NHỮNG ĐIỂM NÓNG TRONG THỜI KỲ MỚI 2022-2025

Nội dung

Thế giới đang bước vào giai đoạn “bình thường mới”, các hoạt động kinh tế đang từng bước đi vào hồi phục và có những tác động tích cực tới mọi ngành nghề, trong đó có bất động sản. Đặc biệt, bất động sản công nghiệp, nhà xưởng, kho bãi được dự đoán trở thành điểm sáng tiềm năng nhờ sự phát triển của thương mại điện tử, sự chuyển dịch chuỗi cung ứng và đầu tư nước ngoài,…

HỘI THẢO TRỰC TUYẾN - BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP - THÍCH ỨNG VÀ CẠNH TRANH 2022-2025

Sáng 18/11/202,  Realcom phối hợp cùng các đơn vị tổ chức một buổi hội thảo trực tuyến với chủ đề “Bất động sản công nghiệp – Thích ứng và cạnh tranh 2022 – 2025”. Sự kiện đã thành công với sự góp mặt của các chuyên gia, diễn giả ở các lĩnh vực và sự tham gia của hàng trăm đơn vị tham gia, thành công giúp các chủ đầu tư có cái nhìn khách quan nhất về xu hướng phát triển bất động sản công nghiệp trong thời kỳ tới.

Tình hình thế giới xoay chuyển – một số ngành công nghiệp sẽ bị đào thải

Mở đầu buổi hội thảo là phần chia sẻ đến từ diễn giả ông Phạm Văn Nam – Co-Founder Cổng thông tin Khu công nghiệp Việt Nam về chủ đề “Khu công nghiệp Việt Nam. Chu kỳ mới – Thời vận mới”. Trong phần trình bày của mình, chuyên gia đã đưa ra những thông tin cập nhật nhất xoay quanh năm vấn đề chính, bao gồm: bối cảnh thế giới thay đổi xoay chuyển mạnh mẽ có tác động như thế nào đối với nền kinh tế nước ta, tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 10 tháng đầu năm 2021, 5 dạng khu công nghiệp phổ biến ở Việt Nam, mô hình phát triển công nghiệp tiềm năng và hệ thống xúc tiến đầu tư hiệu quả.

Trong vấn đề chính đầu tiên, khi bàn về tình hình thế giới, Ông Nam đặc biệt nhấn mạnh vào sự dịch chuyển của cuộc cách mạng công nghiệp, chuỗi cung ứng và sự ảnh hưởng của đại dịch Covid. 

BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP - NHỮNG ĐIỂM NÓNG TRONG THỜI KỲ MỚI 2022 -2 2025

Chuyên gia cho biết các cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra vô cùng nhanh chóng. Để đi từ cuộc cách mạng đầu tiên 1.0 tới 2.0, loài người đã phải mất tới hàng trăm năm lịch sử, tuy nhiên từ con số 3.0 đến 4.0 chỉ còn diễn ra trong 40 năm và sắp tới cuộc cách mạng 5.0 sẽ còn có thể rút ngắn hơn nữa. Với tiền đề là sự hợp tác chặt chẽ giữa người và máy, hạn chế sự tập trung vào công nghệ, cuộc cách mạng 5.0 này sẽ có tác động mạnh mẽ tới một số ngành công nghiệp nước ta.

Bên cạnh đó, diễn giả cũng đã làm rõ tình hình sự dịch chuyển chuỗi cung ứng trong khu vực châu Á. Trên đà trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc,  một số ngành công nghiệp truyền thống nơi đây đã dần bị đào thải và thay vào đó là các ngành nghề gắn liền với công nghệ cao.

Ông Nam cho biết các nhà đầu tư dần rời khỏi thị trường Trung Quốc do chi phí lao động không còn hấp dẫn. Khi không thể tiếp tục mở rộng thị trường tại đây, buộc các nhà đầu tư phải di dời qua các quốc gia lân cận, trong đó Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia đầy tiềm năng. Là một đất nước láng giềng của một nơi được mệnh danh là công xưởng thế giới, Việt Nam có cơ hội đón nhận các lĩnh vực đầu tư dịch chuyển, tuy nhiên, đó cũng là nguy cơ tiềm ẩn khiến Việt Nam sẽ phải đón nhận một số ngành công nghiệp ô nhiễm gây ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của một số ngành nghề.

Cuối cùng, đại dịch Covid trong thời gian qua cũng đã có những ảnh hưởng sâu sắc tới hành vi của các chủ đầu tư.

“Covid hiện còn nhiều diễn biến phức tạp, chưa suy giảm triệt để. Theo thống kê, Covid trong năm 2021 đã làm suy giảm 38% vốn FDI toàn cầu xuống còn 864 tỷ, đây là mức thấp nhất kể từ năm 2015. Covid đã thay đổi hành vi của nhà các nhà đầu tư, dần chuyển sang hoạt động với hình thức online, thúc đẩy số hóa đầu tư. Đây sẽ là một cơ hội rất lớn cho Việt Nam trong thời gian tới” – ông Nam cho biết.

Dấu hiệu thu hút vốn đầu tư nước ngoài đầy tích cực 

Vấn đề thứ hai được ông Nam chia sẻ đó là tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong 10 tháng vừa qua của năm 2021. Nhìn chung, tình hình thu hút đầu tư nước ngoài trong các năm qua đều có những dấu hiệu khá tích cực.

 “Riêng trong 10 tháng đầu năm 2021 Việt Nam thu hút 23,7 tỷ USD vốn đăng ký, trong đó có 5,2 tỷ USD vốn được thực hiện. Riêng vốn dành cho các ngành công nghiệp chế tạo là 5.823 triệu USD với 442 dự án CN CB/CT  mới (Chiếm 45% trên tổng số 13,019 triệu USD vốn đăng ký cấp mới). Theo đà đó, tình hình FDI vào Việt Nam sẽ vô cùng triển vọng nếu tình hình Covid trở nên khả quan hơn.” – ông Nam nói

Các địa điểm nóng trong thời gian tới

Vấn đề thứ ba được ông Nam nhắc tới, đó là hiện trạng phát triển các khu công nghiệp tại Việt Nam với 5 loại hình khu công nghiệp chính.

“Tính đến thời điểm hiện tại 397 khu công nghiệp đã được thành lập, trong đó có 291 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng quỹ đất là 122,9 nghìn ha với diện tích trung bình 310 ha/khu công nghiệp” – một con số đáng suy ngẫm mà ông Nam đã chia sẻ.

Tuy nhiên, phần lớn các khu công nghiệp phát triển ở hai vùng, đó là miền Bắc và miền Nam, đặc biệt tại hai địa bàn Hà Nội và Hồ Chí Minh. Diễn giả đã tập trung vào phân tích thực tế của hai khu vực trên. Bên cạnh các trục chính đầy năng động  trong thời điểm hiện tại như Hà Nội – Hưng Yên – Hải Dương – Hải Phòng,  Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang – Lạng Sơn, Hồ Chí Minh – Vũng Tàu,…  chuyên gia còn đánh giá các trục như Hà Nội -Thái Nguyên, Hà Nội – Tây Ninh ở phía Bắc và trục Hồ Chí Minh – Long An, Hồ Chí Minh – Tây Ninh sẽ trở thành điểm sáng trong tương lai bởi hiện tại vẫn còn nhiều quỹ đất và hội tụ một số yếu tố quan trọng liên quan.

HIỆN TRẠNG KHU CÔNG NGHIỆP MIỀN NAM (QUANH TP HỒ CHÍ MINH)

Bên cạnh những điểm tích cực nêu trên, việc phát triển bất động sản công nghiệp còn gặp khá nhiều vấn đề như: ô nhiễm công nghiệp, giải phóng mặt bằng, nguồn lao động mùa dịch đã bỏ về các địa phương, logistics chưa được thuận lợi. Đó là lý do vì sao các khu công nghiệp chỉ tập trung tại hai khu vực chính Hà Nội, Hồ Chí Minh, bởi đây là những điểm giao thông, logistic dễ dàng hơn cả. Cuối cùng, hoạt động xúc tiến đầu tư còn dàn trải và chưa đúng trọng tâm chính vì vậy gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp và chủ đầu tư.

Và để khắc phục vấn đề ấy, trong phần cuối cùng, ông Nam đã chia sẻ về phương pháp xúc tiến đầu tư thế nào cho hợp lý để có thể khắc phục được những tồn tại phía trên, chú ý vào trải nghiệm đầu tư của khách hàng để có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Sau phần chia sẻ của diễn giả Nguyễn Văn Nam là phần tọa đàm, giải đáp các thắc mắc của các chuyên gia. Tham gia vào phần này có sự xuất hiện của bà Nguyễn Thị Bích Ngọc – Founder Sen Vàng Group, ông Tuấn Nguyễn – ban nghiên cứu và PTDA Công ty CP Đầu tư PT BĐS Bình Minh, ông Trần Đại Nghĩa – chuyên gia luật, ông Phạm Đoàn Tùng – Giám đốc/ Nhà sáng lập TOPLAND GLOBAL, Co-Founder M&A Việt Nam. Buổi tọa đàm nhận được rất nhiều những thắc mắc, câu hỏi đến từ các thính giả và diễn ra hết sức sôi nổi nhờ sự tư vấn, giải đáp nhiệt tình của các chuyên gia.

BAN TỔ CHỨC NHẬN ĐƯỢC NHIỀU PHẢN HỒI TÍCH CỰC TỪ NGƯỜI THAM GIA

Kết thúc buổi hội thảo, ban tổ chức đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ người tham gia. RealCom tổ chức chuỗi sự kiện “Phát triển bất động sản bền vững kỷ nguyên số” nhằm chia sẻ, hỗ trợ các doanh nghiệp và người làm nghề bất động sản các thông tin hữu ích vượt dịch Covid 19.

THÔNG TIN HỘI THẢO

Fanpage: https://www.facebook.com/realcomvietnam 

Tham gia Group Zalo tại: https://zalo.me/g/aqfiga831 

Hotline: 084.884.59.59

Sự kiện được hỗ trợ tổ chức và đồng hành bởi các đơn vị: Sen Vàng Group, GBS VietNam, Time Universal, RealTech, Dot Property, Toàn cảnh Bất động sản, Repu Digital

Xem thêm các bài viết 

Bình luận