10 sự kiện proptech nổi bật tại Việt Nam năm 2021
Nội dung
Việt Nam có số “kỳ lân” đứng thứ 3 Đông Nam Á thế nhưng các công ty Proptech vẫn chưa phát triển mạnh. Trong 15 năm qua, những tên tuổi như nhadat.com, rongbay, muabannhadat hay các nhân tố mới như Propzy, Rever, Houze, Propcom vẫn chưa thực sự có tác động lớn hoặc đóng vai trò quan trọng trong thị trường phát triển và phân phối bất động sản.
Thế nhưng, ở thời điểm hiện tại sự kiện Proptech đã có vị thế mới khi Covid-19 dường như thúc đẩy quá trình số hóa bất động sản sớm hơn. Cuộc đua giữa các đơn vị Proptech là sẽ được tính bằng tháng. Với 100 nền tảng proptech đang hiện hữu tại Việt Nam là minh chứng cho sức hấp dẫn của thị trường khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ bất động sản. Đặc biệt, nhiều startup proptech đời đầu đã chứng minh được năng lực khi gọi vốn thành công từ các quỹ đầu tư lớn.
Hãy cùng Sen Vàng Group điểm lại những sự kiện nổi bật về thị trường công nghệ bất động sản – sự kiện proptech tại Việt Nam năm 2021 vừa qua:
1. Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số
Ngày 24/9, Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử vừa được kiện toàn, đổi tên thành Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số. Ủy ban có 16 thành viên, Chủ tịch Ủy ban là Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Ủy ban này cũng được Thủ tướng kiện toàn gồm 16 thành viên. Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số có Phó Chủ tịch thường trực là Phó Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo lĩnh vực TT&TT; Bộ trưởng Bộ TT&TT làm Phó Chủ tịch. Các Ủy viên là Bộ trưởng các bộ, cơ quan: Công an, Văn phòng Chính phủ, KH&CN, Tài chính, KH&ĐT, Nội vụ, Y tế, GD&ĐT, Công Thương, Xây dựng, NN&PTNT; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Thứ trưởng Bộ TT&TT.
Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng và giúp Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo, phối hợp thực hiện các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam…
2. Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chính thức vận hành
Từ 1/7/2021, hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư chính thức được vận hành kết nối với các bộ, ngành, địa phương phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử và phục vụ nhân dân.
Khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đi vào hoạt động sẽ mang lại nhiều hiệu quả to lớn đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và nhân dân, nhất là sẽ tạo sự đổi mới căn bản công tác quản lý nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại, góp phần cải cách triệt để các thủ tục hành chính liên quan đến công dân, làm giảm chi phí giấy tờ, thời gian xác minh, đi lại, giảm ngân sách nhà nước khi xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành và các loại hồ sơ, sổ sách.
Công dân có thể sử dụng số định danh cá nhân để khai thác thông tin của mình trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thay thế cho sổ hộ khẩu, sổ tạm trú… để thực hiện các giao dịch hành chính.
3. TECHFEST VIỆT NAM 2021: Lễ ra mắt làng SMARTCITY & PROPTECH
Đặc biệt, tại buổi lễ ra mắt và giới thiệu Làng Đô thị Thông minh và Công nghệ Bất động sản (SmartCity and Proptech Village – Techfest Vietnam) đã triển khai tổ chức cuộc thi Đổi mới sáng tạo Quốc gia: Giải pháp công nghệ “Smart City & Proptech” dành cho người Việt Nam (hoặc gốc Việt) trên 18 tuổi.
Theo đại diện phía làng SmartCity và Proptech Việt Nam – Đồng Trưởng làng bà Nguyễn Thị Bích Ngọc chia sẻ: sự ra đời của Làng SmartCity và Proptech là một xu thế tất yếu. Đây là một nỗ lực từ phía các đơn vị nhà nước đang muốn đẩy mạnh và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam phát triển và ứng dụng chuyển đổi số vào trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực Bất động sản.
4. Doanh nghiệp bất động sản hòa nhập làn sóng số hóa thị trường
Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, thời gian tới, áp lực số hoá có thể sẽ khiến các doanh nghiệp buộc phải thay đổi để bứt phá thích nghi với hoàn cảnh kinh doanh mới.
Không nằm ngoài xu hướng chung, số hóa bất động sản tại Việt Nam cũng là hướng đi của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn thông qua việc đầu tư hoặc mua lại các startup về proptech. Nhờ ứng dụng công nghệ, việc tìm kiếm, so sánh, giao dịch… trở nên tiện lợi, linh hoạt, nhanh chóng và tiết kiệm hơn.
Các chuyên gia cho rằng với cơ cấu dân số trẻ, thường xuyên sử dụng công nghệ và quy mô thị trường bất động sản dự kiến lên tới 21 tỷ USD nên proptech ở Việt Nam có nhiều điều kiện lý tưởng để phát triển và khai thác.
Chuyên gia kinh tế Tạ Văn Thành – Thành viên ban sáng lập RealCom – Cộng đồng phát triển bất động sản bền vững nhận xét thúc đẩy chuyển đổi, ứng dựng công nghệ số vào thị trường bất động sản Việt Nam là tất yếu, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Từ việc giãn cách, hạn chế tiếp xúc, công nghệ số đã chứng minh sự ưu việt trong quảng bá sản phẩm, kết nối thông tin, tăng tương tác giữa chủ đầu tư và khách hàng. Dịch COVID-19 chính là nhân tố thúc đẩy chuyển đổi số
5. Công nghệ áp dụng bất động sản – Nâng cao trải nghiệm khách hàng online
“Khách hàng không trung thành với sản phẩm của bạn, Khách hàng chỉ trung thành với trải nghiệm mà bạn tạo ra”
Với số lượng hơn 93% số lượng người dùng điện thoại là smart phone, và hơn 143 triệu tài khoản mạng xã hội thì thị trường Việt Nam có đầy đủ cơ sở để phát triển mạnh thương mại điện tử cũng như công nghệ dành cho bất động sản.
Rất nhiều công nghệ đã được giới thiệu và triển khai tại thị trường Việt Nam trong 2 năm trở lại đây, nằm trong top các quốc gia trong khu vực triển khai mạnh mẽ ứng dụng công nghệ trong proptech:
- Công nghệ AR: 3D scanning, Story Teller, Google street view, HomeStaging, Gurulen
- Công nghệ VR trong sự kiện mở bán, nhà mẫu ảo
- Công nghệ AI trả lời tin nhắn, box tự động
- Blockchain, platform online…
Thay đổi để thích ứng là điều sống còn của các doanh nghiệp trong thời kỳ “bình thường mới” và chuyển đổi số đã, đang và sẽ tiếp tục là xu hướng tất yếu mà các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam sẽ phải hướng tới.
6. Mở bán online – giao dịch bất động sản trực tuyến nợ rộ trên khắp cả nước tại các dự án
Hàng trăm sự kiện giới thiệu sản phẩm bất động sản trực tuyến, hàng chục lễ mở bán online được giới thiệu và hàng ngàn căn hộ, nhà phố, condotel đã được giao dịch trực tuyến thành công qua các nền tảng số, website bán hàng (VINGROUP, CENHOME…). Nếu như không có các đợt lockdown mạnh và hạn chế 99% số lượng người ra đường chưa biết bao giờ thị trường Việt Nam mới có thể chứng kiến mua bất động sản với giá trị hàng tỷ đồng qua online.
Sự kiện mở bán online ra đời không chỉ giải quyết được vấn đề mua bán bất động sản mà còn chứng minh cho thị trường thấy tốc độ đáp ứng linh hoạt yêu cầu của thị trường, sự minh bạch về sản phẩm cũng như các cam kết của chủ đầu tư.
Xu hướng tìm kiếm bất động sản online, ngại gặp mặt ở các sự kiện đông người, và thói quen đi tìm dự án bằng các phương án truyền thống đã được thay thế bằng các trải nghiệm online, tiếp cận chủ động thay vì các hình thức telesale, phát tờ rơi hay các thông tin trên các phương tiện công cộng.
7. Ứng dụng Blockchain trong ngành bất động sản
Với việc ứng dụng rộng rãi của blockchain trong các ngành công nghiệp, thật khó để tìm thấy một phân khúc thị trường không bị ảnh hưởng bởi công nghệ này. Bất động sản cũng không ngoại lệ.
Sự bùng nổ công nghệ trong ngành bất động sản đã giúp cho thị trường tiếp cận được nhiều phương án đầu tư bất động sản khác nhau, và blockchain ra đời đã giúp cho việc giải quyết câu chuyện đầu tư vào 1 tài sản bất động sản lớn thông qua con đường mua lẻ từng phần tương tự việc phát hành cổ phiếu từ các đơn vị niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
8. Metaverse: Bất động sản ‘ảo’ tràn ra đời thực
Tháng 10/2021, Facebook phát đi thông báo về việc đổi tên thành “Meta”, cho thấy một thông điệp rất rõ ràng: Metaverse sẽ thống trị Internet trong tương lai.
Thông điệp này ngay lập tức đã tạo ra làn sóng chú ý mạnh mẽ tới các vũ trụ ảo như The Sandbox và Decentraland. Chỉ sau một đêm, ‘metaverse’ đã trở thành một từ phổ biến.
Doanh số bất động sản trên các nền tảng thế giới ảo (Metaverse) đã vượt mốc 500 triệu USD trong năm 2021 và dự báo có thể tăng gấp đôi trong năm 2022. Cho đến nay, doanh số bất động sản ảo hầu như tập trung vào 4 nền tảng lớn, bao gồm: Sandbox, Decentraland, Crypto Voxels, và Somnium. Trên các nền tảng này, hiện có tổng cộng 268.645 lô bất động sản đang được rao bán ở các quy mô, kích cỡ khác nhau.
Mặc dù Metaverse là một lĩnh vực mới nổi, nhưng nội dung và mức độ tương tác của người dùng có thể trở thành những thước đo quyết định sự thành công của mỗi nền tảng trong những năm tới.
Các chuyên gia và công ty phân tích dự đoán rằng không lâu nữa sẽ có nhiều điều bất ngờ đối với lĩnh vực đầu tư gây tranh cãi này, góp phần làm phong phú thêm những trải nghiệm của người dùng trong tương lai./.
9. Hội thảo trực tuyến với chủ đề “Kỷ nguyên Proptech và hướng đi cho doanh nghiệp Bất động sản hậu Covid” – Cộng đồng Realcom – Phát triển bất động sản bền vững
Chia sẻ trong buổi hội thảo trực tuyến với chủ đề “Kỷ nguyên Proptech và hướng đi cho doanh nghiệp Bất động sản hậu Covid” do Sen Vàng phối hợp với các đơn vị tổ chức, ông Nguyễn Thế Duy – CEO&Founder DONES cho biết: “Khi các doanh nghiệp tiếp tục vật lộn với đại dịch, việc áp dụng phân tích dữ liệu và AI sẽ giúp họ cải thiện tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư. Thực tế, trước dịch, các doanh nghiệp chú trọng tổ chức các sự kiện bán hàng trực tiếp nhưng đến khi dịch bệnh xảy ra, doanh nghiệp chủ yếu ứng dụng công nghệ, thông qua các phần mềm để giúp khách hàng xem được các sản phẩm mà không phải tới tham dự trực tiếp”.
Ông Nguyễn Thế Duy – CEO&Founder DONES trong buổi hội thảo trực tuyến với chủ đề: “Kỷ nguyên Proptech và hướng đi cho doanh nghiệp Bất động sản hậu Covid”
10. Hàng loạt các màn gọi vốn thành công ấn tượng
Từ đầu năm 2021, trên thị trường đã xuất hiện hàng loạt thương vụ đầu tư, góp vốn, mua bán – sáp nhập (M&A) vào lĩnh vực proptech. Cách đây ít ngày, ứng dụng đặt phòng ngắn hạn Go2Joy đã nhận thêm khoản đầu tư 1,3 triệu USD từ SV Investment.
Hồi tháng 8, Rever, một startup tiên phong trong ứng dụng công nghệ vào môi giới bất động sản, đã thành công huy động 10,2 triệu USD của Mekong Capital. Vòng gọi vốn trước đó từ GEC-KIP và Golden Equator Capital, công ty đã huy động được 2,3 triệu USD.
Còn rất nhiều startup trong lĩnh vực công nghệ bất động sản khác cũng thành công thu hút các “cá mập”, như Propzy huy động tổng cộng 37 triệu USD; Go2Joy nhận 8,6 triệu USD. Startup Homebase cũng nhận được sự chống lưng của nhiều nhà đầu tư có tiếng như Y Combinator, 1982 Ventures, và người sáng lập 99.co là ông Darius Cheung.
Cuối tháng 10, Citics, startup cung cấp giải pháp dữ liệu cho các ngân hàng để xác nhận giá trị của bất động sản, công bố gọi vốn thành công 1,3 triệu USD từ Vietnam Investment Group, Vuples Investment Management và BHS Group. Trước đó, Citics đã huy động được 1,7 triệu USD.
Trong khi đó, start-up A.Plus Home cho biết, đã huy động thành công 8 triệu USD từ Quỹ đầu tư Daiwa PI Partners (Nhật Bản), với mức định giá doanh nghiệp là 1.000 tỷ đồng. Hay như start-up RealStake cũng huy động thành công khoản đầu tư vòng hạt giống từ 500 Startups Vietnam và các nhà đầu tư “thiên thần”…
Tháng 1/ 2022 vừa rồi, 2 triệu USD vừa được đầu tư vào Aplus Home, coliving startup.
Link Đăng ký: https://docs.google.com/…/1FAIpQLSeRYJVoX98UNM…/viewform
Link Đăng ký Realcom member: https://forms.gle/YwviqRVrYceTEkfT7
Fanpage: https://www.facebook.com/realcomvietnam
Tham gia Group Zalo tại: https://zalo.me/g/aqfiga831
Tham khảo thêm các bài viết tại: https://realcomvietnam.com/
Hotline: 0948.48.48.59