R&D và câu chuyện phát triển bất động sản thời kỳ mới

Nội dung

Nghiên cứu và Phát triển (Research and Development, viết tắt là R&D) là một khâu quan trọng trong quy trình đầu tư và phát triển sản phẩm Bất động sản. Từ các hoạt động nghiên cứu, R&D phản ánh chân thực nhất chân dung người mua và thấu hiểu các yêu cầu trong “đơn đặt hàng mua Bất động sản” chi tiết nhất. Từ đó, R&D đưa ra những tư vấn định hướng phát triển phù hợp cho sản phẩm về loại hình, mức độ đầu tư, cơ cấu sản phẩm, giá kinh doanh,… Đây chính là chìa khóa quyết định khả năng thành công của Doanh nghiệp; quyết định năng lực cạnh tranh của sản phẩm tung ra thị trường. Bởi trên thực tế không còn thời kỳ chen chân để ở hữu một BĐS, khách hàng. đã đưa ra những đòi hỏi ngày càng cao hơn, lựa chọn những sản phẩm phù hợp và kinh tế hơn.

THỊ TRƯỜNG KHÔNG CÒN Ở THỜI ” BỐC THUỐC”

Tại Hội thảo trực tuyến: “R&D -Nghiên cứu phát triển bất động sản kỷ nguyên số” mới đây, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc – Founder Sen Vàng Group cho biết, nhiều năm qua, thị trường bất động sản đã không ngừng phát triển các xu hướng, đáp ứng những yêu cầu về chất lượng sống của khách hàng.

Tuy nhiên, theo bà Ngọc, công tác R&D chưa thực sự được chú trọng, tình trạng doanh nghiệp thuê đơn vị ngoài phát triển sản phẩm ngay từ bước tìm kiếm đất cho đến phát triển ý tưởng sản phẩm ngày càng nở rộ.

Trong lĩnh vực bất động sản, hoạt động R&D càng được xem là chìa khóa của nhiều doanh nghiệp bởi các sản phẩm có giá trị cao, từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng. Cá biệt với những sản phẩm ở phân khúc cao cấp lẫn hạng sang, mức giá có thể dao động vài chục đến hàng trăm tỷ đồng. Hoặc các khu đô thị quy mô lớn đến hàng chục hecta thì quá trình đầu tư có thể kéo dài nhiều thập kỷ, rủi ro trong một sản phẩm có thể kéo ngã toàn bộ dự án.

Từ đó đòi hỏi các công tác nghiên cứu trước đầu tư lẫn quy trình phát triển sản phẩm phải được chú trọng đúng mực. Theo các chuyên gia, R&D chuẩn chỉnh về thị trường, công nghệ, pháp lý… sẽ tạo nền móng vững chãi, tăng cường năng lực cạnh tranh của các chủ đầu tư. Đồng thời sản phẩm, dự án sẽ đáp ứng những nhu cầu thực tiễn của người sử dụng.

Dù vậy, trên thực tế, các hoạt động R&D bất động sản tại Việt Nam còn vướng mắc nhiều rào cản. Theo một khảo sát sơ bộ thực hiện trên 50 đại diện doanh nghiệp bởi RealCom – Cộng động Phát triển bất động sản bền vững, cho thấy hơn 60% đại diện doanh nghiệp biết rằng R&D có vai trò quan trọng, nhưng chưa có bộ phận R&D chuyên biệt. Chỉ 40% doanh nghiệp có bộ phận R&D riêng nhưng gần nửa số đó chỉ nghiên cứu khả thi, chứ chưa có nhiều đóng góp hiệu quả, giá trị.

Lý giải hiện trạng này, chuyên gia cho rằng, R&D vốn không phải “cuộc chơi” dành cho tất cả. Các doanh nghiệp cần đối đầu với ít nhất ba thách thức sau nếu muốn xây dựng một đội ngũ R&D tinh nhuệ.

Thứ nhất, lĩnh vực R&D tại Việt Nam đang thiếu nhân lực trầm trọng. Không nhiều trường đại học, cơ sở giáo dục đào tạo ra các chuyên gia R&D.

Thứ hai, về mặt chi phí để “nuôi” một bộ phận R&D trong dài hạn không hề nhỏ, đặc biệt là các chuyên gia từ nước ngoài.

Thứ ba, để các thông số từ R&D có tính hiệu quả đòi hỏi thời gian đủ lâu dài, các khảo sát chuyên sâu. Đối với các chủ đầu tư triển khai chiến lược kinh doanh cần tốc độ thì đôi khi chưa phù hợp.

LỐI ĐI ĐÚNG CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Cũng chia sẻ tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng, ba hoạt động R&D mà mỗi doanh nghiệp đều phải chú trọng bao gồm:

Thứ nhất, R&D chiến lược kinh doanh. Ở bước này, doanh nghiệp phải trả lời được dòng sản phẩm mục tiêu là gì, dòng sản phẩm chủ đạo là gì, chiến lược cạnh tranh là gì, kế hoạch kinh doanh tổng quát. Các chủ đầu tư lớn như Novaland, Ecopark… đều có R&D chiến lược kinh doanh, giá trị cốt lõi của từng dòng sản phẩm rất rõ và gần như toàn bộ nhân sự đều nắm được yếu tố này. Những bước tiến của các tập đoàn này đều rất tốt.

Thứ hai, R&D sản phẩm. Sau khi có được chiến lược phân khúc, kinh doanh, doanh nghiệp cần tập trung vào sản phẩm. Sản phẩm tốt ở thời điểm nhiều năm trước tập trung vào năng suất sản xuất – product centric, còn hiện tại tập trung giải quyết nỗi đau của khách hàng – customer centric.

Thứ ba, R&D công nghệ. Founder Sen Vàng Group cho rằng bất động sản tại Việt Nam có tốc độ chuyển đổi số còn khá chậm. Trong lĩnh vực này, các doanh nghiệp bất động sản chưa nhất thiết phải sáng tạo, chỉ cần từng bước triển khai các công nghệ đang có, giải quyết từng vấn đề của quá trình bán hàng, vận hành.

Link Đăng ký Realcom member: https://forms.gle/YwviqRVrYceTEkfT7

Fanpage: https://www.facebook.com/realcomvietnam

Tham gia Group Zalo tại: https://zalo.me/g/aqfiga831 

Bình luận